Dự án phát triển chữ viết dân tộc thiểu số ở Việt Nam (từ đây viết tắt là Dự án) được triển khai vào năm 2016 với mục đích thúc đẩy việc giảng dạy chữ viết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Dự án bao gồm các hoạt động: Xây dựng bộ chữ viết; Soạn thảo 22 tài liệu giảng dạy chữ viết; Xây dựng từ điển 3 thứ tiếng; Dạy thí điểm chữ viết ở 6 trường tiểu học; Cấp học bổng cho 8 sinh viên Việt Nam để theo học thạc sỹ ngành ngôn ngữ học. Frostfondet Foundation là tổ chức cung cấp tài trợ cho các hoạt động này (từ đây gọi tắt là Quỹ). Đây là một quỹ từ thiện đến từ Na Uy. Dự án này được triển khai trên cơ sở Quyết định số 378/QĐ-PPC ngày 31/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt dự án "Phát triển ngôn ngữ viết của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam" được công ty Faro AS-Na Uy phê duyệt; Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt tiếp nhận dự án viện trợ không hoàn “Thí điểm phát triển ngôn ngữ viết Cơ Tu lớp 4, lớp 5 và ngôn ngữ viết Pa Cô, Tà Ôi lớp 1,2,3 cho học sinh tiểu học” do Công ty Faros AS-Na Uy tài trợ và ủy quyền cho quỹ Frostfondet quản lý và Công văn số 3365/BGDĐT-GDTH ngày 09/2/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đồng ý triển khai giảng dạy thí điểm ngôn ngữ viết Cơ Tu cho học sinh dân tộc thiểu số Cơ Tu trong các trường phổ thông ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đến năm 2017, dự án chính thức được ký kết và triển khai trong 3 năm. Do dịch Covid – 19, Dự án được gia hạn thêm hai năm, đến giữa năm 2022 đã hoàn thành việc dạy thí điểm. Dự án bao gồm các hoạt động cụ thể sau: Dạy thí điểm chữ viết Cơ Tu cho 1 trường học ở huyện Nam Đông, sau đó mở động ra dạy thí điểm chữ viết cho hai nhóm Tà Ôi và Pa Cô ở 5 trường tiểu học khác ở huyện A Lưới.
Với chữ viết Cơ Tu, việc dạy thí điểm này được tiến hành với học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, trong khi đó với hai nhóm còn lại, việc dạy thí điểm mới được tiến hành từ lớp 1 đến lớp 3. Bên cạnh đó, công ty Faro AS cũng đã và đang tiếp tục cấp tài trợ cho các hoạt động sau:
- Cung cấp học bổng cho sinh viên học thạc sỹ ngành ngôn ngữ học (trong đó 6 người tại Huế). Cả 7 học sinh này đã tốt nghiệp và nhận bằng tốt nghiệp;
- Phát triển từ điển Cơ Tu - Việt - Anh;
- Phát triển từ điển Tà Ôi - Việt - Anh;
- Phát triển từ điển Pa Cô - Việt - Anh;
- Hiệu chỉnh toàn bộ các tài liệu giảng dạy chữ viết cho 3 dân tộc trên;
- Tiếp tục xây dựng tài liệu giảng dạy chữ viết Pa Cô, Tà Ôi cho lớp 4 và lớp 5;
- Viết sách ngữ pháp Pa Cô và Tà Ôi.
Các hoạt trên đang được triển khai với mục đích tạo dựng các cơ sở ngữ liệu cần thiết để chính phủ Việt Nam có thể xem xét việc phê chuẩn giảng dạy chúng bằng nguồn ngân sách nhà nước tại các trường học hàng năm sau này.