Trong năm 2024, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế được giao thực hiện nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 (dự án 6), Bảo tàng Hồ Chí Minh qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đã chọn thực hiện trưng bày về truyền thống lịch sử - di sản văn hóa huyện A Lưới tại Đền thờ Bác Hồ thuộc Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của huyện A Lưới.
Trong năm 2024, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế được giao thực hiện nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 (dự án 6), Bảo tàng Hồ Chí Minh qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đã chọn thực hiện trưng bày về truyền thống lịch sử - di sản văn hóa huyện A Lưới tại Đền thờ Bác Hồ thuộc Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của huyện A Lưới. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng nội dung, tổ chức thiết kế, trưng bày đã được Bảo tàng triển khai từ tháng 6 năm 2024 và đến nay nội dung trưng bày đã hoàn thành.
Nội dung trưng bày nhằm tái hiện lại truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của đồng bào các dân tộc A Lưới trong kháng chiến: Đồng khởi miền núi năm 1960, mở đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên đất Thừa Thiên Huế, tấn công nổi dậy năm 1968, tham gia dân công vận tải vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng Xuân 1975. Mỗi tên đất, tên người nơi đây như: Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh; đồi A Bia; địa đạo Động So - A Túc, làng A Đeeng... đều ghi dấu ấn của Nhân dân A Lưới về niềm tự hào đã có công đóng góp cho hòa bình, cho độc lập của dân tộc Việt Nam. Trưng bày đồng thời khắc ghi những tình cảm thiêng liêng của đồng bào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào qua kỷ vật của già làng trưởng bản được gặp Bác; qua truyền thống gia đình, dòng họ mang họ Bác Hồ; qua hồi ức về Người của những Anh hùng trong kháng chiến như Hồ Đức Vai, Kăn Lịch, A Nun... Bên cạnh đó là những đổi thay của quê hương A Lưới, những giá trị di sản văn hóa mà Đảng bộ và Nhân dân A Lưới đã gìn giữ cho hôm nay và mai sau.
Cùng với Nhà trưng bày về truyền thống lịch sử - di sản văn hóa của huyện A Lưới tại Đền thờ Bác Hồ; cùng trong khuôn khổ Dự án 6, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn hỗ trợ xây dựng nội dung cho UBND huyện A Lưới tổ chức trưng bày về truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc A Lưới.
Nhà trưng bày truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc A Lưới giới thiệu về những cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng đất này. Trải qua lịch sử lâu đời trên vùng núi cao A Lưới, các cư dân đã tạo ra vùng quần cư đặc trưng và bản sắc văn hóa riêng biệt từ cách xây dựng nhà cửa, phong tục tập quán, đời sống tâm linh, lễ hội, dân ca, dân vũ, trang phục, ẩm thực, lao động sản xuất…. Nhiều hiện vật quý giá, độc đáo đã được trưng bày như bộ nhạc cụ chỉ bằng gỗ và tre đã tạo ra những thanh âm trong trẻo của núi rừng: Ân Toong, Âng Krah, Âm Phooq, A Tuc; bộ sưu tập gùi với đủ các kích cỡ lớn, nhỏ gắn với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của đồng bào; những bộ trang phục được dệt từ vải Dèng thủ công truyền truyền thống mang đặc trưng của từng dân tộc; những bức tượng gỗ được chạm khắc đầy sức sống…
Có thể nói, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây tạo ra nguồn lực nội sinh quan trọng để xây dựng và phát triển quê hương.