Di tích, chùa chiền, lăng tẩm
  • Mặc dù, nguồn gốc hình thành của dân tộc Cơ-tu còn gây nhiều tranh cãi, song không thể phủ nhận rằng đồng bào Cơ-tu có một nền văn hóa đặc sắc, mang đậm dấu ấn cuộc sống và tín ngưỡng đậm nét riêng trong 54 sắc màu dân tộc Việt Nam.

  • Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16 - 16,8 Bắc và 107,8 - 108,2 Đông. Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra tính đến năm 2012 là 1.115.523 người. Thừa Thiên - Huế có 06 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố, với 152 xã, phường, thị trấn, gồm có 8 thị trấn, 39 phường và 105 xã.

Các điểm du lịch mới
  •  Lễ hội A Da Koonh của người Pa Cô
    Lễ hội A Da Koonh là nét văn hoá truyền thống độc đáo của người Pa Cô đã có từ lâu đời và là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo từ thời xa xưa, gắn liền với chu trình canh tác nông nghiệp hỏa canh. Lễ hội được thực hiện thông qua rất nhiều nghi lễ như: Từ nghi thức Tâng hung (họp bàn) cho đến Nghi thức đâm trâu, cúng A Da, lễ ăn cơm mới và kết thúc là nghi lễ tiễn khách. Các nghi lễ đã thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc giữa con người, làng bản, các vị thần linh, đặc biệt là với mẹ lúa và các mẹ giống cây trồng khác đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu lớn lên khỏe mạnh, nên người…A Da Koonh cũng là nơi phô diễn tất cả các giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc của người Pa Cô, từ các món ẩm thực truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ, nét văn hóa ứng xử, cho đến đan lát, điêu khắc thủ công truyền thống dân tộc.

  • Đôi vợ chồng tại lễ cưới người Pa Cô.
    Người Pa Cô thường biết đến với những đêm "đi sim" lãng mạn hay những câu dân ca ngọt ngào làm say đắm lòng người, qua đó giúp nhiều đôi nam nữ tìm thấy người bạn trăm năm. Nhưng để chính thức thành vợ thành chồng, họ phải trải qua lễ cưới với nhiều nghi thức và phong tục vô cùng độc đáo.

  • Nhà sàn của người Pa kô (Nguồn: Internet)
    Pa kô là dân tộc thiểu số, sống trên dãy Trường Sơn, tập trung ở 2 tỉnh Quảng Trị trở và Thừa Thiên Huế. Cuộc sống của người Pa kô gắn liền với thiên nhiên hoang dã với những nét riêng độc đáo trong phong tục tập quán và các sinh hoạt văn hoá.

Làng nghề - nhà vườn
  • Sinh sống trên dải Trường Sơn hùng vỹ, dân tộc Tà Ôi hình thành, lưu giữ một nền văn hoá đặc sắc, thể hiện trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục lâu đời. Trong thời kỳ đất nước đổi mới, những giá trị tốt đẹp của dân tộc Tà Ôi tiếp tục lan toả, cùng góp phần hoà quyện với nền văn hoá chung, góp phần hình thành lên bản sắc văn hoá Việt Nam.

  • Người Tà Ôi là một dân tộc thiểu số tại Việt Nam và Lào. Dân tộc Tà Ôi còn có nhiều tên gọi khác nhau như Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi hay Pa Hi. Ngôn ngữ của họ là tiếng Tà Ôi, thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Tu trong ngữ tộc Môn-Khmer.

  • Nghề dệt Zèng của dân tộc Tà Ôi
    Dân tộc Tà Ôi - tên tự gọi là Ta ôih, có vùng phát âm là Ta uôih hay Ta uốt và trong thư tịch cũ gọi là Ta hoi, Tôi ôi phân bố ở huyện Hướng Hóa - Quảng Trị, A Lưới và Phong Điền của Thừa Thiên Huế. Cộng đồng dân tộc Tà Ôi ở Việt Nam gồm có 3 nhóm: Nhóm Tà ôi chính dòng, nhóm Pa cô và nhóm Pa hi. Các dân tộc Tà Ôi, Bru-Vân Kiều và Cơ tu sống kề cận nhau, có cùng hoàn cảnh lịch sử-xã hội, nên các nét văn hoá càng gần nhau và có thể coi là một cộng đồng tộc người ngôn ngữ-văn hoá.